Sách “SƯ PHẠM KHAI PHÓNG - THẾ GIỚI, VIỆT NAM & TÔI” sắp được ra mắt sẽ chia sẻ một số góc nhìn riêng của tác giả Giản Tư Trung và tổng hợp những phương pháp sư phạm từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ thế giới đến Việt Nam, từ đó mỗi người có thể tự hình thành nên một phương pháp sư phạm hiệu quả hơn và nhân văn hơn cho riêng mình trong mọi bối cảnh giáo dục.
Tôi cho rằng, “Nhân tính, Quốc tính và Cá tính” là đặc tính của Con người tự do; và Con người tự do là đích đến của Giáo dục khai phóng...
Gian lận thi cử, thỉnh vong ở chùa Ba Vàng, người mẫu hở hang ở liên hoan phim quốc tế... được cho là biểu hiện của sự "loạn chuẩn".
Buổi họp mặt truyền thống IPL cùng các thế hệ học viên đã diễn ra ấm áp tại TP.HCM vào tối 11-11 vừa qua. Sự kiện cũng là một dịp rất đặc biệt khi đánh dấu cột mốc 10 năm hoạt động của IPL, đón chào thế hệ “hạt giống lãnh đạo” thứ 5 đồng thời là dịp để chúc mừng thế hệ học viên cũ chính thức tốt nghiệp.
Hàng ngàn độc giả đã bị “hớp hồn” bởi cuốn sách “Đúng Việc” của tác giả, nhà giáo Giản Tư Trung. Có gì bí mật trong cuốn sách khiến độc giả lại bị thu hút đến vậy?
Triết học phân tích giữ vai trò chủ đạo ở các nước Anh, Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng như Úc, Tân Tây Lan, và các nước vùng Scandinavia. Bài thuyết trình giới thiệu triết học phân tích theo cách tiếp cận lịch sử, các trường phái chủ đạo ở mỗi giai đoạn như trường phái phân tích Cambridge (1920s-1940s), trường phái Oxford (1940s-1970s), chủ nghĩa thực chứng logic (1930s-1970s), chủ nghĩa dụng hành mới (1960s- ), triết học hậu phân tích. Ở mỗi giai đoạn sẽ đề cập các tác giả, tác phẩm, luận điểm và vấn đề trung tâm.
Bản lược ghi về buổi Tọa đàm Giáo dục "Góp ý Dự thảo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể" ngày 12/5/2017 do Viện IRED tổ chức tại TP. HCM
“Phải ghi nhận sự tiến bộ của Dự thảo chương trình tổng thể lần này, chứng tỏ các tác giả biên soạn đã thực sự học hỏi các nước phát triển. Tuy nhiên, Dự thảo vẫn còn quá nhiều sự níu kéo của quá khứ trong tư duy và cách làm” -TS Nguyễn Khánh Trung cho biết trong bài viết tâm huyết gửi riêng cho Dân trí.
Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm đường. Nhưng điều quan trọng là, bạn phải biết đọc sách gì, đọc ra sao, bắt đầu từ đâu và đọng lại được những gì trong tâm trí?
TTO - Trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), chúng tôi phỏng vấn một số phụ huynh Pháp để tìm hiểu về nhận thức, quan niệm về mục tiêu và cách thức giáo dục con trẻ, thì thấy rằng ưu tiên hàng đầu của họ là giáo dục sự tự chủ cho con.
Góp ý với Dự thảo Chưởng trình giáo dục phổ thông tổng thể TS Nguyễn Khánh Trung cho rằng, dự thảo lần này có nhiều đột phá, xích lại gần hơn với cách làm của các nước có nền giáo dục phát triển. Tuy nhiên còn một vài điểm cần góp ý với nhóm tác giả biên soạn.
Câu trả lời là: Người lớn chúng ta, gồm cả những người trong hệ thống giáo dục và cả các bậc phụ huynh, đã phối hợp để lấy mất không chỉ mùa hè hàng năm mà lấy luôn cả tuổi thơ của con trẻ, bằng cách bắt trẻ học ngày học đêm, học thêm, học trước chương trình, học để đi “chọi” trong các cuộc thi… mà báo chí đã phản ánh rất nhiều. Ở đây tôi chỉ nói về một trong những nguyên nhân của hiện trạng này đến từ quan niệm của người lớn.
Vào lúc 9g30’, ngày 27/5/2014, tại trụ sở Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) (số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Q3, Tp.HCM), Ts. Nguyễn Khánh Trung, Nghiên cứu viên cơ hữu của Viện IRED, Chủ nhiệm đề tài “Vai trò các chủ thể then chốt trong giáo dục tiểu học công lập hiện nay – Nghiên cứu so sánh hai trường Hải Thanh (Việt Nam) và Oulu (Phần Lan)” đã báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng phản biện, các thành viên của Viện và khách mời.