Tọa đàm IRED: "ĐI TÌM CHÂN DUNG CÔNG DÂN TOÀN CẦU"

TỌA ĐÀM IRED
(Một sinh hoạt học thuật thường kỳ của Viện Giáo Dục IRED)


CHỦ ĐỀ KỲ NÀY

ĐI TÌM CHÂN DUNG
CÔNG DÂN TOÀN CẦU

Vấn đề Đào tạo & Phát triển Công dân Toàn cầu -
Từ kinh nghiệm thế giới đến mô hình cho Việt Nam

Diễn giả là Nhà hoạt động giáo dục GIẢN TƯ TRUNG
13:30-17:00, ngày 08/04/2021 tại 341 Nguyễn Trãi, Q.1

 

Thế giới đã bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa sâu rộng về mọi mặt, các quốc gia cùng sống trong một “ngôi nhà chung” mang tên “Trái Đất”. Trẻ em Việt Nam trong nhiều thập kỷ nay vẫn nghêu ngao bài hát “Trái đất này là của chúng mình...”. Và Việt Nam ta không chỉ chuyển từ thời “đóng cửa” sang thời “mở cửa”, mà còn đã chuyển từ thời “mở cửa” sang thời “gỡ cửa”.
Hiện nay, hầu hết các nhà trường phổ thông có tinh thần tiến bộ trên khắp cả nước (ở cả 3 cấp, Tiểu học, THCS và THPT) đều tích cực bàn luận và tìm cách để hỗ trợ, đào tạo, phát triển các học sinh của mình trở thành “công dân toàn cầu”, “công dân thế giới”.
Vậy đâu là chân dung công dân toàn cầu phù hợp để hướng tới? Làm thế nào để trở thành công dân toàn cầu? Làm thế nào để đào tạo và phát triển công dân toàn cầu? Kinh nghiệm thế giới bên ngoài về đào tạo và phát triển công dân toàn cầu? Liệu có một mô hình nào phù hợp cho việc phát triển năng lực công dân toàn cầu tại Việt Nam?...
Với những trăn trở như vậy trong bối cảnh nói trên, tiếp theo các sinh hoạt học thuật thường kỳ, Viện IRED trân trọng giới thiệu Tọa đàm kỳ này với những thông tin chi tiết như sau:

Thế giới đã bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa sâu rộng về mọi mặt, các quốc gia cùng sống trong một “ngôi nhà chung” mang tên “Trái Đất”. Trẻ em Việt Nam trong nhiều thập kỷ nay vẫn nghêu ngao bài hát “Trái đất này là của chúng mình...”. Và Việt Nam ta không chỉ chuyển từ thời “đóng cửa” sang thời “mở cửa”, mà còn đã chuyển từ thời “mở cửa” sang thời “gỡ cửa”.

Hiện nay, hầu hết các nhà trường phổ thông có tinh thần tiến bộ trên khắp cả nước (ở cả 3 cấp, Tiểu học, THCS và THPT) đều tích cực bàn luận và tìm cách để hỗ trợ, đào tạo, phát triển các học sinh của mình trở thành “công dân toàn cầu”, “công dân thế giới”.

Vậy đâu là chân dung công dân toàn cầu phù hợp để hướng tới? Làm thế nào để trở thành công dân toàn cầu? Làm thế nào để đào tạo và phát triển công dân toàn cầu? Kinh nghiệm thế giới bên ngoài về đào tạo và phát triển công dân toàn cầu? Liệu có một mô hình nào phù hợp cho việc phát triển năng lực công dân toàn cầu tại Việt Nam?...

Với những trăn trở như vậy trong bối cảnh nói trên, tiếp theo các sinh hoạt học thuật thường kỳ, Viện IRED trân trọng giới thiệu Tọa đàm kỳ này với những thông tin chi tiết như sau:

Thời gian Chiều thứ Năm, ngày 08/04/2021 (từ 13g30 đến 17g00)
Địa điểm Hội trường Lầu 3, Tòa nhà 341 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM
Chủ đề ĐI TÌM CHÂN DUNG CÔNG DÂN TOÀN CẦU
Diễn giả Nhà hoạt động giáo dục GIẢN TƯ TRUNG
Hình thức Thuyết trình và Tọa đàm / Đối thoại
Đối tượng tham dự Giới học thuật, Giới nghiên cứu, Lãnh đạo giáo dục, Lãnh đạo các
trường phổ thông, và các Thầy Cô đang quan tâm đến chủ đề này
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Phí tham dự Sinh hoạt học thuật thường kỳ là hoạt động cộng đồng, không thu phí
Lịch trình 13h30-14h00: Giao lưu & Kết nối
14h00-16h00: Thuyết trình của Diễn giả
16h00-17h00: Tọa đàm/ Đối thoại
Quý vị quan tâm vui lòng đăng ký nhận Thư mời tham dự
trước 17h00 ngày 05/04/2021
Vì số lượng chỗ ngồi của khán phòng Tọa đàm có giới hạn,
BTC xin được ưu tiên cho những Quý vị đăng ký sớm hơn.

ĐÔI DÒNG VỀ DIỄN GIẢ

TS. GIẢN TƯ TRUNG

TS. GIẢN TƯ TRUNG

Nhà hoạt động giáo dục
Ông Giản Tư Trung hiện là Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE; Viện trưởng Viện Giáo dục IRED; và Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
Ngoài ra, Ông cũng là người khởi xướng và Trưởng Ban Tổ Chức “Giải thưởng Sách Hay” thường niên (Giải thưởng độc lập về sách của Việt Nam); Đồng sáng lập và Chủ nhiệm IPL Scholarship (Học bổng Lãnh đạo Khai phóng dành cho doanh nhân trẻ); Khởi xướng Sáng kiến OpenEdu (“Ngôi trường tự lực khai phóng trực tuyến” phi lợi nhuận); Khai lập PLEMS Education (“Chương trình Lãnh đạo Bản thân” dành cho học sinh phổ thông).
Song song với vai trò lãnh đạo, nghiên cứu, giảng dạy, diễn thuyết, viết báo, Ông còn là người khởi xướng và xây dựng 4 tủ sách thiết yếu nhằm phục vụ cho nhiều nhóm độc giả: “Tủ sách Kinh điển”, “Tủ sách Doanh trí”, “Tủ sách Giáo dục” và “Tủ sách Khai phóng”; Chủ trì việc biên soạn bộ sách “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” (gồm 15 cuốn); Tác giả của cuốn sách “ĐÚNG VIỆC - Một Góc Nhìn Về Câu Chuyện Khai Minh”.
Ông lấy bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Phát triển tại Học viện Sau Đại học Geneva; Tu nghiệp về Chính sách giáo dục quốc tế tại Đại học Harvard; Tốt nghiệp Tiến sĩ về giáo dục tại Học viện Giáo dục Quốc gia Singapore; và tốt nghiệp Tiến sĩ về giáo dục tại Đại học London (UCL).
Sau những thập niên miệt mài thúc đẩy giáo dục khai phóng bằng cách mạng sự học, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã vinh danh Ông là nhà lãnh đạo toàn cầu trong vai trò là một Nhà hoạt động giáo dục.

Các Sự Kiện Khác

Tọa đàm IRED: "Công bố Kết quả Nghiên cứu trên các Tạp chí Khoa học"

Diễn giả: TS. Kimberly Goyette, Giám đốc Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội Việt Nam, Đại học Temple (Hoa Kỳ) Thời gian: Chiều Thứ Ba, ngày 21/5/2013 (từ 13h30 đến 17h00)  Địa điểm:

Tọa đàm IRED: "TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NÀO CHO VIỆT NAM?"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 15/12/2017 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: GS. Trần Văn Đoàn

Tọa đàm IRED: "KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA"

Thời gian: Chiều Thứ 4, ngày 05/12/2018 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Tiến sĩ Olivier Tessier