Tọa đàm IRED: "MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI VÀ MỸ THUẬT VIỆT NAM"

TỌA ĐÀM IRED
(Một sinh hoạt học thuật thường kỳ của Viện Giáo Dục IRED)


CHỦ ĐỀ KỲ NÀY

MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI
VÀ MỸ THUẬT VIỆT NAM

Diễn giả: Họa sĩ TRỊNH CUNG
13:30-17:00, ngày 06/12/2019 tại Viện IRED

 

Ngày nay, chúng ta thấy rất ít những khuôn mặt nghệ sĩ như Van Gogh, Gauguin, Matisse, Rousseau, Mogdigliani, Chagal, Miró, Picasso hay Dali. Và cũng hầu như không còn là thời kỳ bùng nổ các trường phái nghệ thuật như thời kỳ mỹ thuật hiện đại châu Âu vào những thập niên đầu của thế kỷ 20.

Đây là thời của văn minh số, của nghệ thuật đa phương tiện (multi-media art), photoshop và các kỹ thuật số vốn làm đảo lộn các hệ thống mỹ thuật từ cổ điển đến hiện đại. Mỹ thuật Việt Nam ở đâu giữa dòng chảy thác loạn đó?

Trước 1954, hội họa Việt Nam nghiêng về hiện thực và tân hiện thực với chất liệu dân tộc, đường nét mềm mại, màu sắc hòa hợp êm dịu, hình tượng chân phương, thanh nhã, ý nghĩa nên thơ, thanh cao. Sau 1954, hội họa hiện đại bắt đầu ảnh hưởng đến nghệ sĩ Việt Nam, chủ yếu ở miền Nam, với các khuynh hướng sáng tạo mới như Dã Thú, Lập Thể, Trừu tượng… Giờ đây, sau những Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ…, sau những Tạ Tỵ, Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Nguyễn Trung, Đinh Cường, Nghiêu Đề… những ai đã và đang sáng tạo và góp phần làm nên một nền nghệ thuật đương đại?

Vừa quan sát vừa nghiên cứu, họa sĩ Trịnh Cung đã có những kiến giải rất thú vị cho các câu hỏi ấy.

Viện IRED trân trọng giới thiệu buổi Tọa đàm với những thông tin chi tiết như sau:

Thời gian : Chiều thứ Sáu, ngày 06/12/2019 (từ 13h30 đến 17h00)
Địa điểm : Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
Chủ đề : Mỹ thuật đương đại thế giới và Mỹ thuật Việt Nam
Diễn giả  :

Họa sĩ Trịnh Cung

Hình thức : Thuyết trình và Tọa đàm / Đối thoại giữa diễn giả và người tham dự
Đối tượng tham dự : Giới học thuật, giới nghiên cứu (các nhà nghiên cứu, các giáo sư/giảng viên đại học),
và những quý vị có quan tâm sâu sắc đến văn hóa - nghệ thuật
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Phí tham dự : Hoàn toàn miễn phí
Lịch trình :

13h30-14h00: Giao lưu & Kết nối

14h00-15h30: Thuyết trình của Diễn giả

15h30-17h00: Tọa đàm/ Đối thoại
 

Quý vị quan tâm vui lòng đăng ký tham dự
trước 12h00 ngày 04/12/2019

Vì số lượng chỗ ngồi của khán phòng Tọa đàm có giới hạn,
BTC xin được ưu tiên cho những Quý vị đăng ký sớm hơn
.

Đôi dòng về Diễn giả

  • Họa sĩ Trịnh Cung sinh năm 1938 tại Nha Trang – Khánh Hòa.
  • Năm 1962, Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
  • Năm 1962, Ông nhận bằng Danh dự Mỹ thuật quốc tế Sài Gòn lần 1; năm 1964 nhận huy chương Bạc giải Hội họa Mùa xuân.
  • Từ 1970 – 1973, Ông giảng dạy tại các trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế và Sài Gòn. Từ 1992 đến nay, Ông được mời thỉnh giảng cho các Đại học trong nước và Hoa Kỳ.
  • Từ 2010 – 2017, Ông đã xuất bản các sách: Mỹ thuật Việt Nam và những vấn đề xoay quanh, Nhận định và những câu hỏi về Mỹ thuật.
  • Những năm 2007, 2008, 2012, 2019, Ông đã đọc các tham luận về Mỹ thuật Việt Nam tại Massachusetts University, Singapore Arts Museum, UCLA và tại Haverford College.
  • Họa sĩ Trịnh Cung là một trong những tên tuổi hàng đầu của làng mỹ thuật Việt Nam trước năm 1975 và cho đến nay. Nhận định về họa sĩ Trịnh Cung, nhà thơ Du Tử Lê chia sẻ:

“Nhìn lại hơn nửa thế kỷ vừa qua, theo tôi, chúng ta may mắn có được một họa sĩ mang tên Trịnh Cung. Ông không chỉ là một tài năng hội họa, ngay từ những nét cọ đầu tiên, mà còn là họa sĩ gần như duy nhất có những tác phẩm đi dọc chiều dài dòng sông lịch sử máu, xương đất nước. Vì thế, tranh của họ Nguyễn ở giai đoạn nào, cũng vằng vặc tính văn học (như những bài biên khảo, nhận định của ông về hội họa).”

Các Sự Kiện Khác

TỌA ĐÀM VĂN HÓA: "FRANZ KAFKA: NGHỆ THUẬT LÀ MỘT CON ĐƯỜNG"

  Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 14/7/2017 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Nhà văn Phan Nhật Chiêu

Tọa đàm IRED: "Làm thế nào để viết và xuất bản một bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế?"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 11/9/2015 (từ 13g30 đến 16g30) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Giáo sư Philip Hallinger – Đại học Chulalongkorn.

Tọa đàm IRED: "Mối liên hệ giữa Lý thuyết và Phương pháp trong Khoa học Xã hội"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 09/8/2013 (từ 13h30 đến 17h00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Nhà Nghiên cứu Trần Hữu Quang