Hội thảo
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
TỌA ĐÀM IRED
(Một sinh hoạt học thuật thường kỳ của Viện Giáo Dục IRED)
GIỚI THIỆU SÁCH:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ
Diễn giả chia sẻ: Nhà nghiên cứu LÊ MINH TIẾN
13:30-17:00, ngày 14/06/2019 tại Viện IRED
Phương pháp luận dân dã là một trường phái xã hội học Mỹ xuất hiện trong những năm 1960 tại trường đại học California và sau đó đã lan sang các trường đại học khác của Mỹ và Châu Âu, nhất là các trường đại học của Anh và Đức. Công trình Studies in Ethnomethodology (Những nghiên cứu trong phương pháp luận dân dã) của nhà xã hội học Mỹ Harold Garfinkel (1917-2011), vốn chịu ảnh hưởng từ Talcott Parsons và Alfred Schütz, và được xem như là nhà sáng lập của trường phái xã hội học này.
Nghiên cứu của phương pháp luận dân dã được thực hiện xung quanh ý tưởng mà theo đó, mọi người chúng ta đều là “những nhà xã hội học ở trạng thái thực hành” theo như công thức tuyệt diệu của Alfred Schütz. Hiện thực đã được dân chúng mô tả. Ngôn ngữ đời thường nói lên hiện thực xã hội, đồng thời mô tả và tạo dựng cái hiện thực xã hội ấy.
Trái ngược với quan niệm của Durkheim vốn cho rằng xã hội học được xây dựng trên sự đoạn tuyệt với lẽ thường tình (sens commun), phương pháp luận dân dã chứng minh rằng chúng ta có khả năng nhận biết một cách tinh tế về điều chúng ta làm nhằm tổ chức sự hiện hữu xã hội của chúng ta. Bằng cách phân tích những thực hành tại đây và vào lúc này vốn luôn được định vị bởi những mối tương tác, phương pháp luận dân dã gắn với những trường phái khác cũng nằm bên lề của nền xã hội học chính thống, đặc biệt là xã hội học can thiệp (sociologie d’intervention) vốn cũng đề cao việc mọi nhóm xã hội có khả năng tự hiểu mình, tự bình luận và tự phân tích.
Sự xuất hiện của phương pháp luận dân dã trên sân khấu xã hội học báo hiệu một sự đảo ngược thật sự truyền thống xã hội học vốn dựa chủ yếu trên truyền thống. Sự biến đổi này có vị trí quan trọng trong việc mở rộng tư tưởng xã hội. Ngày nay, người ta đặt tầm quan trọng nhiều hơn cho phương pháp thông hiểu (comprehension) đối chọi lại phương pháp giải thích (explanation), lối tiếp cận định tính về xã hội đối chọi với hội chứng định lượng (quantophrénie) của rất nhiều các cứu xã hội học trước đây.
Tầm quan trọng về mặt lý thuyết và nhận thức luận của phương pháp luận nằm ở việc phương pháp này thực hiện một sự đoạn tuyệt triệt để với các lối tư duy xã hội học truyền thống. Hơn là một lý thuyết, nó là một góc nhìn nghiên cứu, một tư thế tri thức mới.
Buổi Tọa đàm giới thiệu về phương pháp nghiên cứu này sẽ do Viện IRED tổ chức, với thông tin chi tiết như sau:
Thời gian | : | Chiều thứ Sáu, ngày 14/06/2019 (từ 13h30 đến 17h00) |
Địa điểm | : | Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM |
Diễn giả | : |
Nhà nghiên cứu Lê Minh Tiến |
Tham dự | : | Giới học thuật, Nghiên cứu viên, Giảng viên. |
Lịch trình | : |
13h30-14h00: Giao lưu 14h00-15h30: Diễn giả chia sẻ 15h30-17h00: Tọa đàm/ Đối thoại |
Ngôn ngữ | : | Tiếng Việt |
Mức phí | : | Không thu phí tham dự |
Tổ chức | : | Viện Giáo Dục IRED |
Quý vị quan tâm vui lòng đăng ký tham dự Vì số lượng chỗ ngồi của khán phòng Tọa đàm có giới hạn, |
ĐÔI DÒNG VỀ DIỄN GIẢ
Nhà nghiên cứu Lê Minh Tiến hiện là Giảng viên Xã hội học của trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Ông từng tốt nghiệp hạng thủ khoa ngành Xã hội học khóa đầu tiên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, tốt nghiệp Cao học về Xã hội học (Diplôme d’Études Approfondies) tại Trường Đại học Công giáo Louvain (Université Catholique de Louvain) của Vương quốc Bỉ.
Ông đã dịch và xuất bản một số đầu sách như: Xã hội học Mỹ - Những nghiên cứu thực nghiệm điển hình (NXB Trẻ), Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội (NXB Tri Thức), Tư tưởng Max Weber (NXB Hồng Đức và ĐH Hoa Sen), Phương pháp luận dân dã (NXB Tri Thức) và nhiều bài báo khoa học trong nước cũng như quốc tế. Ông cũng là cộng tác viên của các báo như Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng…
Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 19/08/2016 (từ 13g30 đến 16g30) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Ts. Dương Ngọc Dũng
Diễn giả: TS. Alexandre Dormeier Freire (Đại học Geneva, Thụy Sỹ) Thời gian: Chiều Thứ 7, ngày 18/08/2012 (từ 13h30 đến 17h00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM