Hội thảo
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học là một trong những “sinh hoạt học thuật” có tính thường xuyên của Viện IRED. Hiện Viện chúng tôi đang triển khai song song 02 chuỗi tọa đàm, đó là: Chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” và Chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu”.
Với chuỗi tọa đàm “Triết học Giáo dục” thì có thể cùng bàn luận về tư tưởng giáo dục, triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục cổ-kim, Đông-Tây. Còn với chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu” thì có thể cùng bàn luận về nhiều khía cạnh liên quan đến nghề nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về khoa học xã hội và khoa học giáo dục. Chẳng hạn như: tình hình nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tinh thần nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu, chuẩn mực nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu, công bố nghiên cứu…
Theo tinh thần đó, mỗi chuỗi tọa đàm sẽ gồm nhiều buổi tọa đàm khác nhau. Và mỗi buổi tọa đàm sẽ tập trung trao đổi trao đổi một khía cạnh cụ thể nào đó thuộc nội dung của chuỗi tọa đàm và được phụ trách bởi một Diễn giả có uy tín về chủ đề mà Diễn giả đó phụ trách.
Tiếp theo sự thành công của các buổi Tọa đàm trong suốt thời gian vừa qua, Ban Tổ Chức Chuỗi Tọa đàm xin thông báo với cộng đồng học thuật và trân trọng kính mời Quý vị đến tham dự buổi Tọa đàm sắp tới thuộc chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu” của Viện chúng tôi, với các thông tin chi tiết về buổi Tọa đàm này như sau:
Nội dung trình bày: Việc sử dụng phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu định tính đòi hỏi người nghiên cứu phải tuân thủ theo những kĩ năng và qui tắc nhất định. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả phương pháp phỏng vấn để thu thập dữ liệu nghiên cứu là một thử thách lớn vì những lí do chính như sau: Một là, những kết quả nghiên cứu định tính thường không đạt sự đồng thuận về cách tính toán kiểu “tỉ lệ xác suất chính xác” (Pratt, 2010: 856). Hai là, không có một tiêu chuẩn nhất quán nào về việc bao nhiêu cuộc phỏng vấn hay là bao nhiêu đối tượng phỏng vấn thì đủ đối với một vấn đề nghiên cứu định tính. Ba là, việc xử lý dữ liệu định tính thường dựa trên việc “diễn đạt và suy đoán” của nhà nghiên cứu, qua lăng kính là những trải nghiệm và quan điểm cá nhân, điều phổ biến trong nghiên cứu định tính, một phương pháp được cho là không có tiêu chuẩn cụ thể như đối với phương pháp định lượng. Trong buổi hội thảo này, chúng tôi sẽ trình bày những đặc điểm khó khăn và thách thức trong quá trình chuẩn bị, thực hiện và ghi chép những dữ liệu phỏng vấn. Đồng thời chúng tôi cũng điểm qua những đặc điểm về phương pháp phỏng vấn nói chung trong nghiên cứu khoa học xã hội và thảo luận những thách thức lớn nhất mà người nghiên cứu phải vượt qua khi sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu được dữ liệu. Vài nét về diễn giả: Tiến sĩ Alexandre Dormeier Freire (Đại học Geneva, Thụy Sỹ) là nhà nghiên cứu cao cấp và là giảng viên cao cấp tại Học Viện Giáo Dục Sau Đại Học Geneva về Nghiên cứu về Phát triển Quốc tế / IHEID (Thụy Sỹ). Ông cũng là Giám đốc chương trình Thạc sĩ về các vấn đề Châu Á của IHEID, EPFL và Đại học Geneva, và đồng thời giữ vai trò Quản lý Học thuật của Chương trình Thạc sĩ quốc tế về Nghiên cứu phát triển của IHEID tại châu Á. TS. Freire tốt nghiệp Tiến sĩ về Nghiên cứu phát triển tại Đại học Geneva. Là một nhà xã hội học giáo dục, Ông hoạt động chủ yếu trong các vấn đề cải cách giáo dục và chính sách giáo dục ở khu vực Đông Nam Á với sự chuyên sâu vào các nghiên cứu phát triển kỹ năng, bất bình đẳng xã hội, mối liên kết giữa lao động và giáo dục, vai trò của gia đình trong các lựa chọn về giáo dục, tác động toàn cầu lên hệ thống giáo dục. Hiện Ông đang nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với các lựa chọn về giáo dục và đào tạo, vấn đề bỏ học và hệ thống giáo dục không chính quy tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Ông còn là thành viên và là cựu cộng tác viên khoa học của Nhóm hợp tác quốc tế về phát triển kỹ năng và cộng tác viên khoa học của tổ chức NORRAG (Mạng lưới Nghiên cứu, Đánh giá và Tư vấn Chính sách Giáo dục). |
Thời gian: Tối thứ Bảy , ngày 15/3/2014 (từ 17g30 đến 20g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Ts. Joan Easton
Thời gian: 17h30 - 21h00, Thứ Ba, ngày 07/03/2017 Địa điểm: Hội trường D, Trường ĐH KHXH&NV TP. HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM Diễn giả: Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung <
Thời gian: Chiều thứ Bảy, từ 13h30 đến 17h, ngày 5/5/2012 Diễn giả: GS. Nguyễn Văn Tuấn Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP HCM