Tọa đàm IRED: "TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NÀO CHO VIỆT NAM?"

TỌA ĐÀM IRED
(Một sinh hoạt học thuật thường kỳ của Viện Giáo Dục IRED)


CHỦ ĐỀ KỲ NÀY:

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NÀO

CHO VIỆT NAM?

Diễn giả chia sẻ: GS. TRẦN VĂN ĐOÀN
(ĐH Trường Vinh, Đài Loan) 

13:30-17:00, ngày 15/12/2017 tại Viện IRED

Triết học phân tích giữ vai trò chủ đạo ở các nước Anh, Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng như Úc, Tân Tây Lan, và các nước vùng Scandinavia. Bài thuyết trình giới thiệu triết học phân tích theo cách tiếp cận lịch sử, các trường phái chủ đạo ở mỗi giai đoạn như trường phái phân tích Cambridge (1920s-1940s), trường phái Oxford  (1940s-1970s), chủ nghĩa thực chứng logic  (1930s-1970s), chủ nghĩa dụng hành mới (1960s- ), triết học hậu phân tích. Ở mỗi giai đoạn sẽ đề cập các tác giả, tác phẩm, luận điểm và vấn đề trung tâm.
Triết học phân tích ra đời từ cuộc nổi loạn của Russell và Moore chống chủ nghĩa duy tâm Anh: phê bình của Moore đối với chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Berkeley, của Russell với chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel/Bradley, mệnh đề tổng hợp tiên nghiệm (của số học và hình học) của Kant. Các kỹ thuật phân tích khái niệm (conceptual analysis) của Moore trong Principia Ethica (1903),  phân tích mệnh đề (bài báo “On denoting” của Russell (1905)) nhờ công cụ logic toán ra đời vào cuối thế kỷ XIX với những thành công ngoạn mục trong việc đặt cơ sở cho toán học (foundations of mathematics) đã thuyết phục giới triết học Anh-Mỹ đi theo con đường ‘phân tích’ của Moore-Russell và chia tay với chủ nghĩa duy tâm (Kant và Hegel chỉ trở lại khu vực Anh-Mỹ sau gần 7 thập niên vắng bóng từ sau cuộc tấn công của Russell-Moore). Chủ nghĩa nguyên tử logic (logical atomism) của trường Cambridge đạt đến đỉnh cao học thuyết với tác phẩm Tractatus của Wittgenstein ra đời vào năm 1921.
 

Tọa đàm kỳ này chủ yếu phân tích mục đích của giáo dục, đặc biệt của giáo dục Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, công nghệ cao và hội nhập quốc tế. Trong một xã hội với sự thay đổi nhanh chóng và khó lường, giáo dục truyền thống không thể đáp ứng, lại càng khó có thể đưa ra giải pháp cho những vấn nạn mới xuất hiện một cách bất ngờ và không dễ tiên đoán. Tai họa đào tạo ra hàng trăm ngàn người tốt nghiệp đại học nhưng thất nghiệp là hệ quả tất yếu của sự chậm trễ không nhìn ra vấn nạn và dĩ nhiên không thể đáp ứng được vấn nạn. Vậy triết lý nào cho giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay và tương lai? Đó cũng là tiền đề và nội dung chính của buổi tọa đàm này.

Viện IRED trân trọng giới thiệu buổi Tọa đàm với thông tin như sau:
Thời gian : Chiều thứ Sáu, ngày 15/12/2017 (từ 13g30 đến 17g00)
Địa điểm : Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
Diễn giả : GS. TRẦN VĂN ĐOÀN
Hình thức : Thuyết trình và Tọa đàm / Đối thoại giữa diễn giả và người tham dự.
Đối tượng tham dự : Giới học thuật, giới nghiên cứu, giới giáo dục (các nhà nghiên cứu, các giáo sư/giảng viên đại học, lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu, các nhà quản lý khoa học-giáo dục...).
Ngôn ngữ : Tiếng Việt.
Phí tham dự : Hoàn toàn miễn phí
Lịch trình :

13h30-14h00: Giao lưu;
14h00-16h00: Thuyết trình;
16h00-17g00: Tọa đàm/ Đối thoại.

 

Quý vị quan tâm vui lòng đăng ký tham dự
trước 12h00 ngày 14/12/2017

Vì số lượng chỗ ngồi của khán phòng Tọa đàm có giới hạn,
BTC xin được ưu tiên cho những Quý vị đăng ký sớm và phù hợp.

 

Đôi dòng về Diễn giả

 

Giáo sư Trần Văn Đoàn là Giáo sư Triết học của Đại học Quốc Gia Đài Loan từ năm 1985 cho đến nay. Từ năm 1988 ông được phong chức Giáo sư Giảng tòa (Chair Professor), và từ năm 2000, ông giữ ghế Lịch sử Triết học phương Tây.

Trong hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về triết học, khoa học xã hội, ông từng làm việc tại Ý và Áo quốc, và từ năm 1980 tại Đài Loan. Giáo sư Đoàn cũng từng là Giáo sư Thỉnh giảng (Visiting Professor) và Giáo sư Nghiên cứu (Research Professor) của nhiều đại học trên khắp thế giới như: ĐH Lisbon, ĐH London, ĐH Louvain, ĐH Vienna, ĐH Frankfurt, ĐH Bắc Kinh, Max-Planck Institute (1996-97), ĐH Oxford, ĐH Georgetown, ĐH Kyoto, hai ĐH Quốc Gia Việt Nam (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), và nhiều đại học khác.

Giáo sư Đoàn tốt nghiệp Tiến sỹ Khoa học (Docteur en Science), Pháp (1973); Tiến sỹ Triết học (Doktor der Philosophie), Áo (1975), Thạc sỹ Thần Học (Magister der Theologie), Đức (1976). Ngoài ra ông hoàn thành Luận án Giảng sư (Habilitation) tại ĐH Salzburg, Áo (1978). Ông cũng được trao tặng bằng Tiến sỹ Danh dự (Dr. Honoris Causa), Canada (2001), cũng như chức Giáo sư Danh dự (Honorary Professor), ĐH Hoa Trung, Trung Quốc (2004), và Giáo sư Đặc cách (Distinguished Professor), ĐH Trường Vinh, Đài Loan (2012).

Giáo sư Đoàn là Tổng biên tập Tập san Triết học Châu Á (The Asian Journal of Philosophy), Đồng chủ biên của Từ điển Triết học và Tôn giáo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), cũng như bộ Đại từ thư Triết học Trung Quốc (ĐH Phụ Nhân, Đài Loan), và là Biên tập viên của trên 30 Tập san nghiên cứu tại Canada, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Phi Luật Tân, Thái Lan, Indonesia, cũng như Tập san Triết học của Liên hiệp các Hội Triết học Thế giới, UNESCO, và Hội đồng Nghiên cứu các Giá trị và Triết học - Council for Research in Values and Philosophy (Mỹ).

Từ năm 2004, Giáo sư Đoàn là Chủ tịch của Liên hiệp Triết gia Á Châu (Union of Asian Philosophers) và Ủy viên Hội đồng của Hội đồng Điều hành (Board of Directors) của Liên đoàn Quốc tế các Hội Triết học (Fédération internationale des sociétés de philosophie - FISP).

Giáo sư Đoàn đã xuất bản hơn 150 báo cáo khoa học (Research Papers) viết bằng tiếng Pháp, Đức, Anh, Ý, Trung và Việt ngữ đăng trên 30 Tập san nghiên cứu tại Âu, Á và Mỹ châu. Ông cũng là tác giả của trên 15 tập sách chuyên khảo (monographs) khác.

Trong số các tác phẩm Việt ngữ của ông bao gồm Việt Triết Luận Tập 1, Thông Diễn Học trong Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Thuyết Hậu Hiện Đại và Việt Triết Luận Tập II và III.

 

Các Sự Kiện Khác

Tọa đàm IRED: "Mối liên hệ giữa Lý thuyết và Phương pháp trong Khoa học Xã hội"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 09/8/2013 (từ 13h30 đến 17h00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Nhà Nghiên cứu Trần Hữu Quang

Tọa đàm IRED: "MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI VÀ MỸ THUẬT VIỆT NAM"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 06/12/2019 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Họa sĩ Trịnh Cung 

TỌA ĐÀM VĂN HÓA: "FRANZ KAFKA: NGHỆ THUẬT LÀ MỘT CON ĐƯỜNG"

  Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 14/7/2017 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Nhà văn Phan Nhật Chiêu