KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀNKHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀNKHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN
KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN

KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN

Đây là một tác phẩm kinh điển, được John Locke luận chứng và lý giải về quyền lực của nhân dân đối với sự tồn tại của chính quyền, xuất bản năm 1689, có tên Khảo luận thứ hai về chính quyền.

155,000 VNĐ

Mua sách tại

KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN

Two Treatises of Government

 

Đây là một tác phẩm kinh điển, được John Locke luận chứng và lý giải về quyền lực của nhân dân đối với sự tồn tại của chính quyền, xuất bản năm 1689, có tên Khảo luận thứ hai về chính quyền.

Ở cuốn sách này, Locke đã rất thành công trong việc dẫn dắt người đọc đi từ khởi sự của gia đình, đến kết cục của việc giải thể một chính quyền.

Từ gia đình, cộng đồng gia tộc thành hình, và sau đó định hình nên cộng đồng xã hội. Gia đình và cộng đồng, trong quá trình tiến hóa, thiết định nên các hình thức cai quản, từ thấp đến cao, để rồi hình thành nên chính quyền. Xuyên qua việc tổ chức và thực thi quyền lực của chính quyền, thông qua lập pháp và hành pháp, cũng như công việc xét xử (mà khi ấy ông chưa xác định như nhánh quyền lực thứ ba), Locke cho thấy đâu là nguồn gốc, phạm vi và mục đích của một chính quyền dân sự chân chính.

Locke xác định quyền lực là ở nhân dân, nhưng nó không được thực thi theo kiểu “luật rừng”, mà là nhân dân trao nó cho chính quyền để thay mình thực hiện, qua việc làm ra luật và thực hiện luật.

Locke nói rằng quyền lực mà nhân dân đã trao cho chính quyền không thể quay về với họ chừng nào mà chính quyền còn tồn tại. Nhưng một khi chính quyền đó thất bại trong nhiệm vụ mà vì đó nó được nhân dân thiết định, là bảo toàn cho họ về quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu, thì nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền thể tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp, hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ nhưng được đặt vào tay những con người mới, theo những gì họ cho là tốt đẹp.

Đọc Khảo luận của Locke, ta sẽ thấy được căn nguyên về quyền định đoạt của nhân dân đối với chính quyền, mà mới đây, thế giới đã chứng kiến quyền ấy được người dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka thực hiện.

Với một dung lượng không dày và văn phong không “cao siêu”, dù là người có chuyên môn về triết học, chính trị học, luật học..., cho đến người thuộc các chuyên ngành khác hay người đọc phổ thông, đều dễ cuốn theo lối viết xâu kết và liên tục của Locke.

Lần tái bản này do Viện IRED thực hiện, với bìa cứng, và được dịch giả chỉnh lý thêm, hẳn sẽ là một phiên bản gần như trọn vẹn cả về cả nội dung lẫn hình thức.

Lê Tuấn Huy

 

 


Có thể bạn quan tâm

BÀN VỀ TỰ DO

Tác giả: John Stuart Mill

SUY TƯỞNG

Tác giả: Blaise Pascal

Tự Do Học Tập

Tác giả: Peter Gray

Bộ sách LỊCH SỬ THẾ GIỚI (5 TẬP)

Tác giả: J. M. Roberts và Odd Arne Westad

Émile hay là về giáo dục

Tác giả: Jean-Jacques Rousseau

Bộ sách LỊCH SỬ THẾ GIỚI - TẬP 2

Tác giả: J. M. Roberts và Odd Arne Westad

Bộ sách LỊCH SỬ THẾ GIỚI - TẬP 5

Tác giả: J. M. Roberts và Odd Arne Westad

Bộ sách LỊCH SỬ THẾ GIỚI - TẬP 4

Tác giả: J. M. Roberts và Odd Arne Westad

Bộ sách LỊCH SỬ THẾ GIỚI - TẬP 3

Tác giả: J. M. Roberts và Odd Arne Westad

SỰ KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ THỰC TẠI

Tác giả: Peter L. Berger & Thomas Luckmann

TINH THẦN HIỆN ĐẠI

Tác giả: John Herman Randall, Jr.