XIN LƯU Ý QUÝ ĐỘC GIẢ

LƯU Ý CHUNG CHO CÁC LOẠI BÀI : 

– Chỉ dấu * này trong các bài viết hay bài dịch dẫn về các phụ lục mà chúng tôi sẽ đưa lên mạng để giúp độc giả có thêm thông tin về những tác giả, tác phẩm, trào lưu, thiết chế, v. v… nói đến trong bài.

– Do việc soạn thảo các phụ lục trên cần thời gian, bắt buộc phải có sự chênh lệch về thời điểm có thể tham khảo giữa các bài viết, bài dịch và những mục từ trong các phụ lục. Quý độc giả thông cảm.

– Đề tài và mức độ phức tạp của bài viết hay bài dịch được ghi ở đầu bài, bên góc trái. C1 hướng về các bạn học sinh trung học, C2 về các bạn sinh viên đại học.

– Các bài dịch đều do hoặc dịch giả, hoặc người biên tập của nhà xuất bản từ đấy bản dịch được rút ra đặt tựa.

– Những cước chú do người dịch thêm vào sẽ được thông báo bằng  tên người dịch viết tắt.

LƯU Ý CHO CÁC LOẠI PHỤ LỤC :

– Được xây dựng nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin về những tác giả, tác phẩm, học phái, thiết chế… được giới thiệu trên trang mạng TLGD (có dấu *), các phụ lục sẽ được cập nhật mỗi tháng.

– Ngoài trường hợp chỉ được ghi lại để không quên triển khai, các tác giả sẽ được giới thiệu ở nhiều mức độ, từ sơ lược nhất (tên họ + thời đại + môn học + tác phẩm) đến đầy đủ nhất, dựa trên hiểu biết của chúng tôi khi lập mục từ.

LƯU Ý CHO PHỤ LỤC HY LẠP CỔ ĐẠI :

– Được xây dựng để đi kèm các bản dịch nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin về văn hóa và lịch sử Hy Lạp cổ đại khi đọc những tác phẩm của các tác giả cổ Hy Lạp được giới thiệu, Phụ lục Hy Lạp Cổ đại này cũng sẽ được cập nhật (chỉnh sửa, triển khai, bổ sung) mỗi tháng.

– Khi lập mục từ, mặc dù nói chung nguyên tắc là không dùng lại những dạng thường thấy trong các bản dịch tiếng Anh hoặc Pháp, mà dùng những dạng được tạo ra từ lối chuyển chữ[1] quốc tế (xem bảng chữ cái Hy Lạp đính kèm), chúng tôi vẫn buộc phải giữ lại một số ngoại lệ, phần lớn vì nếu thay đổi sẽ khiến độc giả ngỡ ngàng, do chúng đã trở thành quá quen thuộc.

– Dưới đây là một số trường hợp đáng chú ý, cả thông lệ lẫn ngoại lệ:

- H, h, êta, dùng thay vì ê: Hρα, Hêra thay vì Hra

- K, k, kappa, dùng k thay vì c: Σωκράτης, Sôkratês

- U, u, upsilon, dùng y thay vì u: physis thay vì phusis

- F, f, phi, dùng ph thay vì f: sophia thay vì sofia

- X, c, chi, dùng kh hay chΧάος, Khaos nhưng Χαρμίδης, Charmidês

– Mặt khác, do việc xây dựng phụ lục này đã bắt đầu trước khi chúng tôi  quyết định dùng lối chuyển chữ quốc tế, nhiều từ ở đây còn mang dạng cũ trong các bản dịch tiếng Anh. Sự bất nhất này sẽ được chỉnh sửa dần. Hy vọng Phụ lục này (vẫn sắp xếp theo thứ tự la-tinh) sẽ giúp các bạn đọc về Hy Lạp Cổ đại với nhiều hứng thú hơn. Và mong quý bạn thông cảm với những thiếu sót còn đọng lại. 

Nguyễn Văn Khoa

 


[1] Transliteration = thay một chữ trong bản chữ cái Hy Lạp bằng một chữ trong bản chữ cái roman) theo chuẩn ISO quốc tế, gần với từ gốc hơn (Aριστοτέλης = Aristotelês, thay vì Aristotle hoặc Aristote).


Mọi ý kiến phản hồi về bài viết, xin vui lòng liên nhà văn Nguyễn Văn Khoa qua email: th3pln@gmail.com