• SOKRATĒS THÀNH ATHĒNAI (NGUYỄN VĂN KHOA, 2011)
    Thể loại: Bài viết

    Con của Sophroniscos (thợ chạm) với Phainaretē (bà đỡ), Sōkratēs chào đời khoảng năm 470 và bị hành quyết năm 399. Sōkratēs là một hiện thực huyền ảo. Vụ án và cái chết của Ông đã khởi động sau đó cả một phong trào viết về Sōkratēs...

    Xem tiếp >>
  • SOKRATĒS CỦA PLATŌN (NGUYỄN VĂN KHOA, 2011)
    Thể loại: Bài viết

    Một câu hỏi từ xưa không ngừng ám ảnh các nhà Platōn học và Sōkratēs học. Vì tư tưởng của Sōkratēs (khoảng 469-399) chỉ được biết gián tiếp và chủ yếu qua Platōn (khoảng 429-347), trong khi Platōn còn là một triết gia vĩ đại mà tư tưởng cũng đã tiến hóa rất phức tạp, liệu nhân vật Sōkratēs trong các bản đối thoại của ông có phát biểu trung thực những ý tưởng của Sōkratēs lịch sử chăng, và nếu có, trung thực đến mức nào...

    Xem tiếp >>
  • AHĒNAI VÀ CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ (NGUYỄN VĂN KHOA, 2011)
    Thể loại: Bài viết

    Trong số đó, mặc dù chỉ chiếm một không gian nhỏ bé, Athēnai[2]* ở vùng Attikē*, với các khu Agora* và Akropolis* lịch sử (xem thêm ở phần Phụ Lục khi có thể tham khảo)...

    Xem tiếp >>
  • CÁC QUY TẮC TRIẾT HỌC CỦA DESCARTES (C. S. PEIRCE, 1868)
    Thể loại: Bài dịch

    Descartes là cha đẻ của nền triết học hiện đại, và tinh thần của chủ thuyết Descartes – điều chủ yếu phân biệt nó với chủ nghĩa Kinh Viện mà nó đã đẩy lui – có thể được phát biểu một cách súc tích như sau...

    Xem tiếp >>
  • FRANCIS BACON, KẺ BÁO HIỆU PHƯƠNG PHÁP MỚI (R. BLANCHÉ, 1969)
    Thể loại: Bài dịch

    Francis Bacon không phải là nhà hiện đại, trừ phi theo nghĩa rộng sau: ông là người chống lại chủ nghĩa Kinh Viện. Bacon là người của thời Phục Hưng, với sự phấn khởi đầy nhiệt tình, óc tưởng tượng xum xuê, song tinh thần phê phán lại yếu kém – những đặc điểm tổng quát đã để lại dấu ấn trên não trạng của thời đại này, vốn còn bị bao bọc trong không khí ma thuật và sự nhẹ dạ trước cái huyền diệu...

    Xem tiếp >>
  • PHƯƠNG PHÁP NỘI QUAN TRONG TÂM LÝ HỌC (A. COMTE, 1830)
    Thể loại: Bài dịch

    Dù nhìn dưới bất kỳ góc cạnh nào, chúng ta đều thấy rằng không có chỗ đứng cho thứ tâm lý học hư ảo này, biến thái cuối cùng của môn thần học[1] xưa mà ngày nay người ta đang nỗ lực hồi sinh một cách vô vọng...

    Xem tiếp >>
  • CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HÌNH HỌC, DIỄN DỊCH, QUY NẠP (H. BERGSON, 1907)
    Thể loại: Bài dịch

    [...] Từ khi suy ngẫm về các phương thức tiến hành của mình, trí tuệ – như khả năng biểu tượng tổng quát – tự nhận thức bản thân nó là kẻ sáng tạo ra những ý tưởng, thì nó muốn có ý tưởng về mọi vật thể, không chừa một đối tượng nào...

    Xem tiếp >>
  • NGÔN NGỮ, TỪ VỰNG, KHÁI NIỆM, PHIÊN DỊCH (A. SCHOPENHAUER, 1851)
    Thể loại: Bài dịch

    Ngôn từ là thứ thể chất thể bền bỉ nhất của loài người. Một khi nhà thơ đã biểu đạt được cảm xúc thoáng qua của mình bằng những từ thích hợp nhất, thì cảm xúc ấy sẽ sống mãi thông qua chuỗi từ này suốt hàng thiên niên kỷ, và sẽ nảy nở trở lại ở mỗi độc giả nhạy cảm...

    Xem tiếp >>
  • VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC (A. SCHOPENHAUER, 1851)
    Thể loại: Bài dịch

    Trí tuệ của con người đã được cấu tạo thế nào để những ý tưởng tổng quát có thể nảy sinh từ những quan sát cụ thể thông qua sự trừu tượng hóa, và do đó, ý tưởng phải đến sau quan sát trong dòng thời gian...

    Xem tiếp >>
  • SỰ TIẾN BỘ CỦA LOÀI NGƯỜI (B. Pascal, 1647)
    Thể loại: Bài dịch

    Ngày nay, sự tôn kính mà người ta dành cho thời Cổ đại, ở những vấn đề lẽ ra nó phải có ít uy lực hơn cả, cũng to lớn tới mức là mọi tư tưởng của người xưa đều được xem như lời phán truyền, mọi điểm tối nghĩa như điều bí ẩn cần giải mã, không ai còn có thể đề xuất những điều mới lạ mà không mắc họa, và văn bản của một tác giả đủ để hủy bỏ những lý do mạnh mẽ nhất...

    Xem tiếp >>
  • TÂM LÝ HỌC, THẾ KỶ 19 (A. COMTE, 1854)
    Thể loại: Bài dịch

    Các nhà sinh lý học đã lưu ý rất đúng rằng, nếu những ấn tượng ánh sáng tác động như hình ảnh lên võng mạc, thì ta sẽ cần có một con mắt khác để nhìn thấy chúng. Điều này cũng đúng cho cái mệnh danh là sự quan sát nội quan[1] của trí tuệ. Để nó là khả thi, mỗi cá nhân phải tự tách đôi, nửa này suy tư, trong khi nửa kia quan sát.

    Xem tiếp >>
  • TOÁN HỌC TRỪU TƯỢNG, TOÁN HỌC CỤ THỂ (A. COMTE, 1830)
    Thể loại: Bài dịch

    Auguste Comte, người định nghĩa mục đích của Toán học là nhằm «xác định các đại lượng chưa biết bằng những quan hệ hiện có giữa chúng với các đại lượng đã biết» phân biệt hai phần của Toán học: một phần trừu tượng và là công cụ thuần túy, trong khi phần cụ thể kia thực sự là khoa học tự nhiên...

    Xem tiếp >>
  • TOÁN HỌC PHỔ QUÁT (R. DESCARTES, 1628)
    Thể loại: Bài dịch

    Ở trên mọi ngành toán học cụ thể, Descartes đặt «Toán học phổ quát», mà một số người xưa đã thoáng thấy như môn học chỉ nhắm tới hai đối tượng cốt yếu là thứ tự và kích thước...

    Xem tiếp >>
  • SỰ LẠC QUAN CỦA AUGUSTE COMTE (R. Aron, 1959)
    Thể loại: Bài dịch

    Giai đoạn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là thời vàng son của các triết lý lịch sử: Auguste Comte (1798-1857), Oswald Spengler (1880-1936), Friedrich Hegel (1770-1831), Karl Marx (1818-1883). Nhưng bao nhiêu hệ thống là bấy nhiêu «canh gà báo trượt rạng đông»!...

    Xem tiếp >>