• CHIẾC NHẪN CỦA GYGÊS (PLATÔN, khg 387-370 tCn)
    Thể loại: Bài dịch

    Platôn chống đối quyết liệt phần thần thoại Hy Lạp như đã được Homêros và Hêsiodos tạo dựng, điều đó không có nghĩa là ông từ chối sử dụng huyền thoại như một công cụ tư duy, bên cạnh và bổ túc cho một công cụ khác là khái niệm. Có triết lý bằng huyền thoại cũng như có triết lý bằng khái niệm; và Platôn đã để lại một dấu ấn sâu đậm trên cả hai...

    Xem tiếp >>
  • HUYỀN THOẠI VÀ DỐI TRÁ (PLATÔN, khg 387-370 tCn)
    Thể loại: Bài dịch

    Đoạn văn được trích dịch từ quyển Cộng Hòa (The Republic) dưới đây cho thấy mối quan hệ khá phức tạp giữa Platôn với thần thoại Hy Lạp, và từ đó, với huyền thoại nói chung....

    Xem tiếp >>
  • NGUỒN GỐC CỦA Ý TƯỞNG (J. LOCKE, 1690; G. W. LEIBNIZ, 1765 ; I. KANT, 1787)
    Thể loại: Bài dịch

    Giả sử rằng lúc đầu tinh thần là một tấm bảng trắng, sạch trơn mọi thứ ký tự, không có bất kỳ ý tưởng nào (tabula rasa): làm thế nào, từ trạng thái ấy, nó tiếp nhận được những ý tưởng? Bằng cách nào mà tinh thần* có được số lượng ý tưởng phi thường mà óc tưởng tượng của con người, luôn luôn hoạt động và vô hạn, thể hiện cho nó, với một sự đa dạng gần như vô tận?...

    Xem tiếp >>
  • KHÁI NIỆM HOÁ (T. RIBOT, 1897)
    Thể loại: Bài dịch

    Trong sự hình thành khái niệm, tinh thần bắt đầu từ đâu? Nó bắt đầu với giống loại hay với cá thể? Trong trích đoạn dưới đây, phủ nhận cả hai quan điểm triết học...

    Xem tiếp >>
  • KHÁI QUÁT HOÁ (A. BURLOUD, 1927)
    Thể loại: Bài dịch

    Trong trích đoạn dưới đây, Albert Burloud giải thích rằng, trái với một cách lạm dụng thuật từ này gợi ý, «cái tổng quát» không có nghĩa là cái mơ hồ mà là cái xác định.

    Xem tiếp >>
  • «TÔI TƯ DUY, VẬY TÔI HIỆN HỮU» (R. DESCARTES, 1637)
    Thể loại: Bài dịch

    «Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu» thuộc vào loại phát biểu triết học mà ngay cả những người đứng ngoài cửa Triết cũng đều biết, và vẫn còn là đầu đề tranh cãi sau bao phân tích và tìm hiểu, của bao tác giả...

    Xem tiếp >>
  • NĂM VẤN ĐỀ SIÊU HÌNH HỌC TRUYỀN THỐNG (A. CRESSON, 1935)
    Thể loại: Bài dịch

    Vấn đề đầu tiên tới trực tiếp từ sự suy tưởng về các nguyên nhân thực hiệu. Tôi tồn tại, sự tồn tại này đến từ đâu? Có một vũ trụ; nó từ đâu tới? Có hữu thể, nó đến từ đâu? Cuối cùng, vì sao mà có một cái gì đó thay vì không có chi hết? Vì sao mà cái gì đó lại là cái này chứ không phải là cái chi khác? Một vấn đề gây hoảng sợ...

    Xem tiếp >>
  • VỀ MỐI NGUY KINH KHỦNG CỦA NẠN ĐỌC SÁCH (VOLTAIRE, 1765)
    Thể loại: Bài dịch

    Mặc dù máy in được Johannes Gutenberg [người gọi Ả Rập gọi là Aywan Kutanbark] phát minh từ năm 1440 tại Mainz, nó chỉ được phổ biến trên Đế Chế của Uthman[1] (Osman, Ottoman) từ khoảng 1727. Đây là một sự chậm trễ (khoảng 3 thế kỷ!) đã làm tốn khá nhiều giấy mực, nhưng giới sử gia không đạt được đồng thuận về nguyên nhân của hiện tượng. Có chăng một đạo luật ngăn cấm việc sử dụng và phổ biến máy in, nghề in trên lãnh thổ này?

    Xem tiếp >>
  • MỘT NÒI TRIẾT GIA MỚI (C. C. DUMARSAIS, 1743)
    Thể loại: Bài dịch

    Trích đoạn dưới đây là từ mục «Triết Gia» trong bộ Bách Khoa Toàn Thư* của Pháp. Nếu đây là một trong những từ mục nổi tiếng nhất của bộ sách, bởi nó đánh dấu bước ngoặt từ quan điểm Cổ đại và Trung đại sang quan niệm của Thế kỷ Ánh Sáng ở Pháp về triết học, tác giả của bài — César Chesneau Dumarsais (1676-1756) — chỉ được biết tới chủ yếu như nhà ngữ pháp học...

    Xem tiếp >>
  • PHƯƠNG PHÁP NỘI QUAN TRONG TÂM LÝ HỌC (A. COMTE, 1830)
    Thể loại: Bài dịch

    Dù nhìn dưới bất kỳ góc cạnh nào, chúng ta đều thấy rằng không có chỗ đứng cho thứ tâm lý học hư ảo này, biến thái cuối cùng của môn thần học[1] xưa mà ngày nay người ta đang nỗ lực hồi sinh một cách vô vọng...

    Xem tiếp >>
  • CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HÌNH HỌC, DIỄN DỊCH, QUY NẠP (H. BERGSON, 1907)
    Thể loại: Bài dịch

    [...] Từ khi suy ngẫm về các phương thức tiến hành của mình, trí tuệ – như khả năng biểu tượng tổng quát – tự nhận thức bản thân nó là kẻ sáng tạo ra những ý tưởng, thì nó muốn có ý tưởng về mọi vật thể, không chừa một đối tượng nào...

    Xem tiếp >>
  • NGÔN NGỮ, TỪ VỰNG, KHÁI NIỆM, PHIÊN DỊCH (A. SCHOPENHAUER, 1851)
    Thể loại: Bài dịch

    Ngôn từ là thứ thể chất thể bền bỉ nhất của loài người. Một khi nhà thơ đã biểu đạt được cảm xúc thoáng qua của mình bằng những từ thích hợp nhất, thì cảm xúc ấy sẽ sống mãi thông qua chuỗi từ này suốt hàng thiên niên kỷ, và sẽ nảy nở trở lại ở mỗi độc giả nhạy cảm...

    Xem tiếp >>
  • VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC (A. SCHOPENHAUER, 1851)
    Thể loại: Bài dịch

    Trí tuệ của con người đã được cấu tạo thế nào để những ý tưởng tổng quát có thể nảy sinh từ những quan sát cụ thể thông qua sự trừu tượng hóa, và do đó, ý tưởng phải đến sau quan sát trong dòng thời gian...

    Xem tiếp >>
  • THỬ NGHIỆM BẰNG TƯ DUY (E. RIGNANO, 1920)
    Thể loại: Bài dịch

    Thiết tưởng số ví dụ nhỏ[2], mà chúng ta có thể thoải mái nhân lên này, cũng đủ để đưa ra một ý tưởng rõ ràng về bản chất của quy trình tinh thần gọi là «lý luận». Dường như nó chẳng là gì khác hơn một chuỗi thao tác hoặc thử nghiệm chỉ được suy nghĩ mà thôi,...

    Xem tiếp >>