• LỊCH SỬ TỰ NHIÊN (BUFFON, 1749)
    Thể loại: Bài dịch

    Từ «lịch sử» trong cụm từ «Lịch Sử Tự Nhiên» ở các văn bản thuộc thời kỳ này cần được hiểu theo nguyên nghĩa Hy Lạp cổ đại của nó là «ἱστορία = [h]istoria», có nghĩa là một cuộc «điều tra», «tìm hiểu», không mang một quan điểm thời gian, một ngụ ý niên đại nào...

    Xem tiếp >>
  • KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT (L. DE BROGLIE, 1947)
    Thể loại: Bài dịch

    Khoa học và kỹ thuật là hai thực thể không thể tách rời trong sinh hoạt hiện đại của con người. Và dù có vẻ như kỹ thuật còn là đầu nguồn của khoa học trong đời sống – theo nghĩa rằng, chủ yếu vì muốn cải thiện cuộc sống của mình mà con người bắt đầu tìm hiểu thế giới chung quanh...

    Xem tiếp >>
  • NGUYÊN NHÂN, LÝ DO, NGẪU NHIÊN (A.-A COURNOT, 1875)
    Thể loại: Bài dịch

    Các triết gia đã bàn luận rộng rãi về ý tưởng nguyên nhân, nhưng hầu hết đều chỉ quan tâm tới ý tưởng lý do của sự vật một cách hời hợt, như thể nhân dịp nên bàn thêm mà thôi, mặc dù chính ý tưởng lý do mới là tổng quát hơn, và thực sự là cái ý tưởng điều tiết mà ta phải lấy làm chuẩn mực cho cả ý tưởng nguyên nhân nữa, nếu muốn xác định phạm vi và quy định giá trị của nó...

    Xem tiếp >>
  • TRIẾT LÝ TƯ BIỆN LỊCH SỬ, TRIẾT LÝ PHÊ PHÁN SỬ HỌC (W. H. DRAY, 1964)
    Thể loại: Bài dịch

    Một dẫn nhập vào môn triết lý về sử phải bắt đầu bằng sự phân biệt hai loại nghiên cứu hoàn toàn khác nhau, tuy không phải hoàn toàn không liên hệ, và cho đến nay đều mang tên này. Chúng tương ứng với hai nghĩa mà từ lịch sử thường được hiểu. Một mặt, chúng ta dùng nó khi quy chiếu về một dòng hay chuỗi biến cố: một phần hay một lớp nào đó của hiện thực mà sử gia lấy làm đối tượng nghiệp vụ của mình...

    Xem tiếp >>
  • NĂM VẤN ĐỀ TRIẾT LÝ PHÊ PHÁN SỬ HỌC (W. H. DRAY, 1964)
    Thể loại: Bài dịch

    Trong các chương sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt xem xét năm vấn đề lớn từng được bàn cãi nhiều bởi các triết gia phê phán sử học, và ghi lại quan hệ giữa chúng với nhau. Để giải thích phần nào sự lựa chọn các vấn đề này, quy chiếu thêm về triết lý khoa học có thể là hữu ích.

    Xem tiếp >>
  • NGUYÊN NHÂN, LÝ DO, NGẪU NHIÊN TRONG SỬ HỌC (A.-A. COURNOT, 1872)
    Thể loại: Bài dịch

    Cournot, nhà toán học của thế kỷ XIX, đã đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo liên quan đến lịch sử và triết lý sử học. Nhưng do sự tách biệt truyền thống giữa khoa học và triết học, cũng như tính đa dạng trong sinh hoạt tri thức của ông, đóng góp của Cournot chỉ được các sử gia và nhà xã hội học tham gia vào cuộc tranh luận về nền tảng phương pháp của các khoa học xã hội và khoa học ...

    Xem tiếp >>
  • SỰ KIỆN XÃ HỘI HỌC SƠ ĐẲNG (G. TARDE, 1894)
    Thể loại: Bài dịch

    Gabriel Tarde* và Émile Durkheim* là hai nhà xã hội học đầu đàn trong thời kỳ xây dựng môn học này ở Pháp (cuối thế XIX - đầu thế kỷ XX). Do trường phái duy xã hội luận (sociologism) của Durkheim và môn đồ nắm vai trò thống trị ở các đại học, quan điểm của Tarde đương thời không phát triển nổi trên quê hương của ông...

    Xem tiếp >>
  • CUỘC CÁC MẠNG 1789 VÀ XÃ HỘI HỌC PHÁP (R. NISBET, 1943)
    Thể loại: Bài dịch

    Ảnh hưởng của cuộc Đại Cách mạng Pháp trên nền móng của bộ môn xã hội học quốc gia là một sự kiện lẽ ra phải được quan tâm nhiều hơn là nó đã nhận được trên thực tế. Bởi vì trong lịch sử của phần lý thuyết xã hội học ở Pháp...

    Xem tiếp >>
  • BỐN THẦN TƯỢNG CẢN TRỞ TRI THỨC KHÁCH QUAN (F. BACON, 1620)
    Thể loại: Bài dịch

    Có bốn loại Thần Tượng vây hãm trí tuệ con người. Để phân biệt rõ ràng, chúng tôi đã đặt cho chúng bốn tên khác nhau, gọi loại thứ nhất là Thần Tượng Bộ Lạc, loại thứ hai là Thần Tượng Hang Động, loại thứ ba Thần Tượng Hội Chợ, và loại thứ tư là Thần Tượng Rạp Tuồng...

    Xem tiếp >>
  • QUAN HỆ NHÂN QUẢ (R. CARNAP, 1966)
    Thể loại: Bài dịch

    Cách tiếp cận của nhà lô-gic học Rudolf Carnap nằm trong dòng phê phán quan hệ nhân quả của David Hume. Thực vậy, đối với Hume, không có tương quan thiết yếu giữa cái mà ta gọi là «nhân» với cái mà ta chỉ định là «quả». Từ sự kiện ổ bánh mì tôi ăn ngày hôm qua đã nuôi dưỡng tôi...

    Xem tiếp >>
  • KHOA HỌC TỰ NHIÊN & KHOA HỌC TINH THẦN (W. DILTHEY, 1883 & 1894)
    Thể loại: Bài dịch

    Ở thế kỷ XIX, trong khi ở Pháp và Anh, mỗi khoa học nhân văn và xã hội đều tìm cách đưa vào lĩnh vực của mình – như Émile Durkheim và Herbert Spencer trong xã hội học – các phương pháp đã giúp loại khoa học tự nhiên đạt được những thành quả lớn lao về tri thức, thì ở Đức hình thành một trào lưu trái ngược...

    Xem tiếp >>
  • BIẾN CỐ TIỀM NĂNG, NGUYÊN NHÂN, DỰ BÁO (J. HERSCHEL, 1831)
    Thể loại: Bài dịch

    Nếu mọi việc đều xảy ra thường xuyên và định kỳ, [nghĩa là] nếu mọi biến cố cứ nối đuôi nhau xuất hiện mà không tùy thuộc vào ý chí của ta, thì ý nghĩ truy tìm nguyên nhân của chúng khó lòng đến trong tâm trí chúng ta....

    Xem tiếp >>
  • QUY NẠP TOÁN HỌC (H. POINCARÉ, 1909)
    Thể loại: Bài dịch

    Trong trích đoạn dưới đây, Henri Poincaré đã đề cập chính xác tới một lý thuyết về suy luận toán học, theo đó, khi chúng ta nghiên cứu tư tưởng toán học «nơi nó vẫn còn là toán học thuần túy, nghĩa là trong số học», thì chúng ta sẽ thấy, «ở mỗi bước chân», một phương thức nhất quán, và đấy là một phép quy nạp thực sự...

    Xem tiếp >>
  • TOÁN HỌC VÀ TRIẾT HỌC (M. BLACK, 1933)
    Thể loại: Bài dịch

    Sự thành công của phương pháp khoa học đã khiến giới triết gia mơ tưởng tới một thứ triết lý mang tính khoa học, và có triển vọng một ngày nào đó đạt được mức độ chắc chắn, cũng như những thành tựu chồng chất của khoa học...

    Xem tiếp >>